Lễ Hội đền Hùng là một lễ hội truyền thống có quy mô cấp quốc gia nhằm tưởng nhớ đến các vị Vua Hùng – người đã có công dựng và giữ nước. Đây cũng là một trong những lễ hội quy tụ người dân cả nước đổ về tham gia. Để hiểu rõ hơn về lễ hội đền Hùng tổ chức ở đâu, khi nào, hãy cùng onsetbluesfestival.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
I. Lễ hội đền Hùng tổ chức ở đâu? Khi nào?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”
Câu ca dao này đã ghi đậm vào trong lòng mỗi người dân Việt Nam về công ơn dựng nước giữ nước của các vị vua Hùng. Hơn nữa tín ngưỡng thờ cùng Hùng Vương cũng đã được Bộ Văn Hóa Việt Nam ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi thể quốc gia đợt 1 và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Vậy lễ hội đền Hùng tổ chức ở đâu, diễn ra khi nào? Lễ hội đền Hùng 2023 sẽ diễn ra từ ngày 6/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch nhằm ngày 29/4 dương lịch tại Đền Hùng, Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
II. Nguồn gốc của lễ hội đền Hùng
Lễ hội đền Hùng hay ngày giỗ Tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn của dân tộc Việt Nam nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng.
Theo sự tích Lễ hội Đền Hùng, Kinh Dương Vương sinh con trai là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ xinh đẹp, đẻ 100 trứng nở 100 người con. Sau đó, 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển. Con trưởng của Hùng Vương là Lạc Long Quân lên ngôi vua, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. 18 vị vua Hùng đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Việt Nam và đặt nền móng cho Việt Nam.
Để tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng, vua Lê Thánh Tông và vua Lê Kính Tông đã đóng dầu kiềm đề tại Đền Hùng và chọn ra ngày 11 – 12 tháng 3 âm lịch là ngày hội đền Hùng. Sang thời Nguyễn, năm Khải Định thứ 2, ngày 10 tháng 3 âm lịch được chọn làm ngày tưởng nhớ các Vua Hùng.
III. Ý nghĩa của lễ hội đền Hùng?
Lễ Hội Đền Hùng chính là ngày để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên với con cháu. Hàng năm, cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, mọi người Việt Nam dù ở bất cứ đâu lại cùng nhau bước trên con đường về với cội nguồn của đất nước. Lễ hội này không chỉ thể hiện truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” mà trước bạn bè quốc tế tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng còn giúp chúng ta còn tự hào về Việt Nam. Năm 2007, ngày giỗ Tổ Hùng Vương được công nhận là Quốc lễ của dân tộc Việt Nam.
IV. Đặc sắc của lễ hội đền Hùng
Là đặc trưng của lễ hội đồng bằng Bắc Bộ nên lễ hội đền Hùng gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội.
1. Phần Lễ
Một số nghi thức quan trọng trong phần Lễ như:
- 1/3 – 5/3 âm lịch: lễ dâng hương của các đại diện đến từ huyện, thành thị ở khu vực gần đền thờ.
- 6/3 âm lịch: Lễ Giỗ Đức quốc tổ Lạc Long Quân và Lễ Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
- 7/3: các địa phương tiến hành lễ Rước Kiệu về Đền Hùng.
- 10/3: Lễ dâng hương tại di tích thờ Vua Hùng và danh tướng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, lễ dâng hương được thực hiện tại tượng Phù Điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ và chiến sỹ Đại đoàn tiên phong”.
Phần tế lễ trong lễ hội được cử hành mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng cẩn thận, thịnh soạn và độc đáo là “lễ tam sinh”, bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Đầu tiên sau một hồi trống vang lên thì các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp đến là các cụ bô lão của làng xã sở tại vào tế lễ, sau cùng là nhân dân và du khách thập phương vào đền thờ. Mỗi một đám rước kiệu sẽ có 3 cỗ kiệu đi nối tiếp nhau. Các kiệu đều được son thếp vàng chạm trổ tinh xảo.
2. Phần Hội
- Với phần Hội ngày giỗ Tổ không thể thiếu phần nghi lễ hát thờ hay còn gọi là hát Xoan. Đây là một nghi lễ quan trọng và độc đáo hàng đầu trong lễ hội.
- Ở đền Hạ còn diễn ra hát ca trù, là loại hát thờ trước cửa đinh, mừng dang thành trong dịp hội làng.
- Ngoài sân đền mỗi bàn đu có hai cô tiên là các cô gái Mường trẻ đẹp ngồi ở đó, du quay được là do các cô sẽ luân phiên lấy chân đạp đất.
- Xung quanh còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như ném côn, đấu vật, chọi gà,…
Đặc biệt lễ hội đền Hùng 2023 còn chiêu đãi người dân bằng màn bắn pháo hoa kéo dài 15 phút tại công viên Văn lang, hứa hẹn sẽ để lại những cảm xúc khó quên cho người xem.
V. Lưu ý khi tham dự lễ hội
Điều quan trọng đầu tiên cần cân nhắc khi đến thăm hội là trang phục. Bạn đi du lịch nhưng đây là nơi trang nghiêm, linh thiêng và được tôn trọng nên bạn phải ăn mặc phù hợp với thuần phong mỹ tục, không ăn mặc phản cảm.
Hàng năm vào ngày giỗ Tổ, rất nhiều du khách thập phương đổ về Đền Hùng. Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng ba lô, túi xách và di chuyển đến những khu vực đông người nên mang trước ngực để tránh bị cướp bóc.
Trên đây là một số thông tin về lễ hội đền Hùng được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn lễ hội lớn ở Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã đón đọc! Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về Lễ hội để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!