Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên được xem là một trong những lễ hội đặc sắc của dân tộc Việt Nam khi mà cồng chiêng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh là di sản thế giới. Để hiểu rõ hơn về lễ hội cồng chiêng tây nguyên diễn ra khi nào và ở đâu hãy cùng onsetbluesfestival.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
I. Lễ hội cồng chiêng Tây nguyên diễn ra khi nào? Ở đâu?
Lễ hội cồng chiêng Tây nguyên được Unesco công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Đây là một trong những sự kiện quan trọng của người dân Tây nguyên và đất nước Việt Nam.
Vậy lễ hội diễn ra vào thời gian nào và ở đâu? Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường diễn ra vào tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 12 hằng năm, thường không có thời gian cố định. Mỗi năm lễ hội cũng được tổ chức vào thời điểm khác nhau, luân phiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông và Gia Lai.
Vì là trung tâm của văn hóa chính trị của Tây Nguyên nên Đắk Lắk là một điểm quan trọng để tổ chức. Và lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên diễn ra tại Buôn Đôn thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk được đánh giá là một trong những lễ hội lớn và đặc sắc.
II. Nguồn gốc của lễ hội cồng chiêng
Theo các bậc cao niên người Xơ Đăng kể lại thì trước đây có đàn voi dữ tràn về nhà phá làng, phá rẫy. Những người dân tộc mang theo vũ khí cùng hợp sức lại để tiêu diệt thú dữ dù đã trải qua nhiều ngày nhưng bất thành, lúc sức cùn lực kiệt họ đành phải chắp tay cầu thần Yàng.
Từ đó bỗng đùn lên một ụ đất sau đó họ đào lên thì lấy một vật bằng đồng to tròn, 4 người không ôm nổi và khi gõ vào thì phát ra tiếng vang lớn. Sau đó người Xơ Đăng mang vật này gõ vang cả núi rừng vì thế thú dữ nghe thấy kinh hãi mới bỏ đi.
Và vật bằng đồng này được gọi là cồng chiêng, từ đó dần trở thành một nhạc cụ độc đáo của dân làng Tây Nguyên. Âm thanh từ cồng chiêng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người đồng bào.
III. Ý nghĩa của lễ hội cồng chiêng Tây nguyên
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường được tổ chức bởi các dân tộc: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho,…thì nhạc cụ này chỉ dành riêng cho nam giới, còn với dân tộc Ê đê thì chỉ nữ giới mới được đánh cồng chiêng. Tuy nhiên, cũng có dân tộc như Mạ, M’Nông, nam nữ đều chơi được.
Mỗi giai điệu, mỗi bài chiêng đều có một ý nghĩa khác nhau và các bước nhảy khác nhau. Đối với tất cả các sự kiện khác, trò chơi được điều chỉnh theo tính chất của sự kiện.
Từng câu hát như nói lên nỗi lòng, tâm tư, tình cảm của đồng bào thiểu số. Âm thanh của cồng chiêng được coi là sự kết nối với các vị thần để gửi gắm những ước nguyện của con người đến thế giới thần linh.
IV. Lễ hội cồng chiêng có gì đặc sắc?
1. Giới thiệu về cồng chiêng
Cồng chiêng là một loại nhạc cụ được làm bằng đồng, cứng rắn và phát ra âm thanh mạnh mẽ. Tiền thân của cồng chiêng là đàn đá, chiêng đá, cồng chiêng ra đời vào thời kỳ đồ đồng đồ đá phát triển mạnh.
Ngay từ thời điểm ra đời, trong các lễ hội của người Việt đều có những tiếng cồng trầm đục, vừa trầm lắng vừa hào hùng vang khắp bản làng. Hơn nữa nó còn là sự kết nối giữa các thế hệ, những hoa văn trên cồng chiêng luôn có sự biến đổi và phản ánh một cách rõ ràng.
Mới nhìn qua cồng và chiêng có vẻ giống nhau nhưng để phân biệt thì rất đơn giản cồng có núm còn chiêng thì không có.
2. Vũ điệu cồng chiêng thú vị
Một trong những điểm đặc sắc của lễ hội cồng chiêng Tây nguyên phải nhắc đến chính là màn biểu diễn vũ điệu hết sức đặc sắc để cầu Thần Lửa.
Những vũ công sẽ mặc trang phục truyền thống trên tay là các loại cồng chiêng khác nhau bước ra sân để chào mừng các bạn đến tham gia lễ hội. Cùng lúc đó lửa sẽ được đốt lên cùng với những lời cầu nguyện, vũ công sẽ gõ cồng chiêng và múa theo nhạc xung quanh đài cúng.
Người dân có mặt cũng tràn xuống sân để nhảy múa và ca hát cùng với những vũ công đang nhảy. Tất cả hòa vang tạo nên một âm thanh cực kỳ sôi động, cũng như tạo sự phấn khích vui tươi khi tham gia lễ hội.
3. Giao lưu văn hóa cồng chiêng
Sau khi giới thiệu văn hóa cồng chiêng bạn sẽ có cơ hội giao lưu về văn hóa của người dân nơi đây. Không chỉ giới thiệu về cuộc sống với núi rừng, nhạc cụ mà còn tham gia vào nhiều lễ hội đặc sắc như Lễ hội đua voi, lễ hội đâm trâu,…Và bạn có thể đánh thử cồng chiêng.
Bạn sẽ được nghệ nhân hướng dẫn đánh thử cồng chiêng và nhảy điệu múa của núi rừng. Đây hứa hẹn sẽ là những trải nghiệm khi du lịch mà bạn không thể nào quên.
V. Lưu ý khi tham gia lễ hội
Để có những trải nghiệm tuyệt vời khi tham gia lễ hội cồng chiêng Tây nguyên bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như:
- Bạn nên chú ý đến phần trang phục với lễ hội cồng chiêng thường xuyên hoạt động vui chơi nhảy múa nên chọn cho mình trang phục thoải mái không cần quá cứng nhắc. Tuy nhiên cũng nên chú ý không quá sặc sỡ và mỏng quá hay ngắn quá.
- Tốt nhất bạn nên tuân theo các quy tắc tại nơi diễn ra Lễ Hội để giữ an toàn cho bản thân đặc biệt là ở nghi lễ cầu Thần Lửa.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên được nhiều bạn tìm hiểu. Có thể thấy được lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Tây Nguyên cũng như đặc trưng của núi rừng. Cảm ơn các bạn đã đọc! Đừng bỏ lỡ những tin tức mới nhất trong chuyên mục Lễ hội của chúng tôi nhé!